-
Được đăng: 21 Tháng 5 2014
-
Lượt xem: 7336
Chỉ mục bài viết
1. Vị trí địa lý
Mỹ Hòa là xã miền núi, cách Thị trấn huyện lỵ Tân Lạc 10 km về phía Bắc, thuộc vùng giữa của huyện. Trên địa bàn xã có hai đường trục liên xã nối quốc lộ 6 đi các xã phía Bắc của huyện. Ranh giới hành chính xã như sau:
Phía bắc và tây bắc giáp xã Trung Hòa
Phía nam giáp xã Tuân Lộ
Phía đông bắc giáp xã Tây Phong
Phía tây nam giáp xã Phong Phú.
Phía tây giáp xã Phú Vinh
Tổng dân số là 3.750 người, dân cư phân bố thành 4 xóm. Tổng diện tích đất tự nhiên là 3.087,82 ha.
2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình:
Về địa hình, xã có đặc điểm địa hình miền núi phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 424 m, gồm 3 dạng địa hình chính:
- Dạng địa hình thung lũng: dạng địa hình này nằm giữa khu núi đá phía đông, khu đất phía tây và 2 bên suối Đon, có độ cao trung bình là 134m so với mặt nước biển. Khu này chủ yếu là các ruộng bậc thang có độ chênh lệch không lớn, chủ yếu trồng lúa, màu.
- Dạng địa hình núi đất: nằm về phía tây, nam, đông nam có độ cao trung bình 302m, khu vực này chủ yếu trồng cây màu, cây công nghiệp.
- Dạng địa hình núi đá ở phía đông bắc xã, độ cao trung bình 457m, khu vực này hiện được khoanh nuôi bảo vệ rừng, rừng tái sinh.
Nhìn chung địa hình của xã rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng cây hàng năm, nhất là cây mía hiện mang lại giá trị kinh tế cao.
Khí hậu:
Khí hậu xã Mỹ Hòa mang đặc điểm chung của miền khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ bình quân trong năm là 230C, nhiệt độ tháng cao nhất là 33,20C vào tháng 7, nhiệt độ tháng thấp nhất là 12,70C chủ yếu vào tháng 1 và 2. Nhiệt độ giữa các vùng cũng khác nhau, ở vùng cao thì nhiệt độ các tháng lạnh thì thấp hơn các vùng thấp từ 2-30C, mùa đông cũng đến sớm và kết thúc muộn hơn. Biên độ giữa các tháng trong năm chênh lệch trung bình là 8,20C, giữa ngày và đêm là 8,40C – 9,7 0C.
Độ ẩm không khí bình quân các tháng trong năm là 82%, tháng cao nhất là 86%, tháng thấp nhất là 79%, độ ẩm cao nhất rơi vào các tháng cuối xuân đầu hè và thấp nhất vào những tháng mùa đông. Hiện tượng sương muối xuất hiện vào các tháng 12 năm trước và tháng 1 năm sau kết hợp với các yếu tố khí hậu khác trong thời kỳ này làm cho cây trồng khó sinh trưởng và phát triển. Hiện tượng mưa đá cũng xuất hiện vào các tháng 3, tháng 4 và tháng 5 gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.833,4mm, năm cao nhất có thể tới 2.850 mm, năm thấp nhất 1.210 mm và phân bố không đều trong năm mà chủ yếu tập trung trong mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10 thường tập trung tới 85,2% lượng mưa trong năm). Lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336,1 mm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa không đáng kể chỉ có 271,2 mm nên thường bị khô hạn.
- Lượng bốc hơi: bình quân năm là 910,1 mm, bằng 49,64% so với lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi trong các tháng mùa khô cao, do đó mùa khô càng thiếu nước gây ảnh hưởng lớn đến cây trồng vụ đông xuân.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình là 82%, giữa các tháng trong năm biến động trong khoảng từ 79 – 86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 4, tháng 5, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các tháng không lớn.
- Gió : Hướng gió thịnh hành trong mùa khô là gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, các tháng còn lại chủ yếu có gió nam, tây nam và đông nam.
- Sương muối : Thường xuất hiện vào tháng 12 năm trước và tháng 1 năm sau cùng với các kiểu khí hậu khác trong thời kỳ này làm cho cây trồng khó sinh trưởng, phát triển.
- Mưa đá: thường xuất hiện vào các tháng 3, tháng 4 và tháng 5 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp
Thủy văn
Trên địa bàn xã không có sông suối lớn, nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân là từ các con suối nhỏ và các hồ chứa cung cấp. Hồ chứa lớn nhất ở đây là hồ Chù Bụa (diện tích 18,96 ha) có dung tích khá lớn chảy theo hướng tây bắc – đông nam đổ vào suối Đon (xóm Chuông), nhờ hệ thống phai, đập, kênh mương cung cấp nước tưới cho cả 3 xóm (Chù Bụa, Chuông, Đon). Ngoài ra còn có một số con suối nhỏ chỉ hình thành trong mùa mưa (suối Ấm, suối Đon) cũng góp phần cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước ngầm hiện chưa có số liệu khảo sát, nhưng qua điều tra một số hộ gia đình có giếng đào thì nguồn nước ngầm ở độ sâu khoảng 14m.
3. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn xã hiện nay chưa phát hiện thấy tồn tại loại khoáng sản nào có giá trị kinh tế.
Tin mới
- Huyện Tân Lạc tăng cường xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể trong các đơn vị kinh tế tư nhân - 12/09/2019 01:47
- Đào tạo, dạy nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội (HBĐT) - Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục nghề nghiệp. Từ đó xây dựng kế - 10/09/2019 03:35
- Danh sách cán bộ - 17/12/2018 01:50
- Thủ tục hành chính - 29/11/2018 07:35
- QUỐC PHÒNG - AN NINH | Pháp luật | 70 năm LLVT tỉnh Hòa Bình - 27/10/2017 02:30
Các tin khác
Văn bản mới
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
![]() |
![]() |